Trong hành trình tạo dựng một cuộc đời có ý nghĩa, nếu bạn lỡ coi thường một trong 10 điều thiết yếu dưới đây, coi như bạn đã tự đánh mất một phần nhựa sống của chính mình. Sức khoẻ: Lúc còn trẻ, người ta thường ỷ lại vào sức sống tràn trề đang có. Họ làm việc như điên, vui chơi thâu đêm, ăn uống không điều độ... Cứ như thế, cơ thể mệt mỏi và lão hoá nhanh. Khi về già, cố níu kéo sức khoẻ thì đã muộn. Thời gian: Mỗi thời khắc "vàng ngọc" qua đi là không bao giờ lấy lại được. Vậy mà không hiếm kẻ nếm 8 giờ làm việc qua cửa sổ. Mỗi ngày, hãy nhìn lại xem mình đã làm được điều gì. Nếu câu trả lời là "không", hãy xem lại quỹ thời gian của bạn nhé. Tiền bạc: Nhiều người hễ có tiền là mua sắm, tiêu xài hoang phí trong phút chốc. Đến khi cần một số tiền nhỏ, họ cũng phải đi vay mượn. Những ai không biết tiết kiệm tiền bạc, sẽ không bao giờ sở hữu được một gia tài lớn. Tuổi trẻ: Là quãng thời gian mà con người có nhiều sức khoẻ và trí tuệ để làm những điều lớn lao. Vậy mà có người đã quên mất điều này. "Trẻ ăn chơi, già hối hận" là lời khuyên dành cho những ai phí hoài tuổi thanh xuân cho những trò vô bổ. Không đọc sách: Sách truyền bá văn minh. Không có sách, lịch sử im lặng, văn chương câm điếc, khoa học tê liệt, tư tưởng và suy xét ứ đọng. Từ sách, bạn có thể khám phá biết bao điều kỳ thú trên khắp thế giới. Thật phí "nửa cuộc đời" cho nhưng ai chưa bao giờ biết đọc sách là gì. Cơ hội: Cơ hội là điều không dễ dàng đến với chúng ta trong đời. Một cơ may có thể biến bạn thành giám đốc thành đạt hay một tỷ phú lắm tiền. Nếu thờ ơ để vận may vụt khỏi tầm tay, bạn khó có thể tiến về phía trước.
Nhan sắc: Là vũ khí lợi hại nhất của phụ nữ. Có nhan sắc, bạn sẽ tự tin và chiếm được nhiều ưu thế hơn so với người khác. Tuy nhiên, "tuổi thọ" của nhan sắc có hạn. Thật hoang phí khi để sắc đẹp xuống dốc. Hãy chăm sóc mình ngay từ bây giờ. Sống độc thân: Phụ nữ ngày nay theo trào lưu "chủ nghĩa độc thân". Thực tế là khi sống một mình, bạn rất cô đơn và dễ cảm thấy thiếu vắng vòng tay yêu thương của chồng con. Bận bịu gia đình chính là một niềm vui. Sống độc thân, bạn đã lãng phí tình cảm đẹp đẽ ấy. Không đi du lịch: Một vĩ nhân đã từng nói: "Khi đi du lịch về, con người ta lớn thêm và chắc chắn một điều là trái đất phải nhỏ lại". Vì thế, nếu cho rằng đi du lịch chỉ làm hoang phí thời gian và tiền bạc, bạn hãy nghĩ lại nhé! Không học tập: Một người luôn biết trau dồi kiến thức sẽ dễ thành công hơn người chỉ biết tự mãn với những gì mình biết. Nếu không học hành, bạn đang lãng phí bộ óc đấy | ||
Theo Chicken Soup |
Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2007
10 điều lãng phí nhất
Giới thiệu nghề Tiếp thị
"Hiểu đơn giản, Marketing
là việc phát hiện ra các cơ hội kinh doanh và khai thác chúng một cách
hiệu quả. Chức năng chủ yếu của Marketing là “thu hút và gìn giữ” khách
hàng thông qua chương trình Marketing (còn gọi là Marketing mix) với mô
hình 4P nổi tiếng: Product (sản phẩm); Price (giá); Place (phân phối);
Promotion (khuếch trương, xúc tiến)
hàng dù chúng rất gần nhau nhưng hoàn toàn không giống nhau bởi bán
hàng tập trung vào nhu cầu của người bán, bị ám ảnh bởi áp lực chuyển
đổi sản phẩm thành tiền. Còn Marketing tập trung vào nhu cầu của người
mua, quan tâm đến việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng bằng sản phẩm.
lý thuyết quản lý nổi tiếng, người khởi xướng tư tưởng hướng về khách
hàng nói: Marketing căn bản đến nỗi ta không thể chỉ coi nó như một
chức năng riêng biệt bên trong doanh nghiệp.
đầy biến động như ngày nay, các doanh nghiệp phải không ngừng tìm cách
nhanh chóng thích nghi với môi trường, nắm vững những thay đổi của
khách hàng, đối phó với các chiến lược của đối thủ cạnh tranh, chớp lấy
thời cơ.
Marketing, nhiệm vụ cơ bản của bạn là nắm bắt thông tin thị trường,
tổng hợp dữ liệu về khách hàng và về cạnh tranh. Từ đó, bạn giúp Ban
Giám Đốc đưa ra các quyết định chiến lược như lựa chọn đối tượng khách
hàng, xác định loại sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ cung cấp và giá cả cũng
như phương thức cung ứng cho khách hàng.
thể hoạch định các chương trình như quảng cáo, khuyến mại v.v... để
khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp của bạn
cung ứng.
về thời gian, khuôn khổ và quy tắc nhưng đòi hỏi sự đam mê. Nhu cầu của
con người là một ẩn số luôn biến đổi với muôn vàn các biến số ảnh hưởng.
các doanh nghiệp ngày càng đa dạng và những nhu cầu cần được thỏa mãn
ngày càng trở nên phức tạp thì nghệ thuật marketing cũng biến đổi muôn
màu. Làm Marketing, bạn sẽ luôn sống trong môi trường sôi động và bận
rộn, đầy ắp sáng tạo.
cụ mà các doanh nghiệp sử dụng để thu hút và giữ chân những nhân tài về
Marketing, bởi đầu tư cho các chuyên gia Marketing chính là đầu tư cho
sự phát triển bền vững của doanh nghiệp!
trong số các Lãnh đạo doanh nghiệp hiện nay đi lên từ các vị trí khác
nhau thuộc Marketing. Các vị trí then chốt trong doanh nghiệp như Giám
Đốc Phụ Trách Sản Phẩm, Giám Đốc Phụ Trách PR (quan hệ công chúng),
Giám Đốc Phụ Trách Quan Hệ Với Khách Hàng, Giám Đốc Phụ Trách Nhãn
Hiệu... là một vài ví dụ về cơ hội nghề nghiệp của người làm Marketing.
Nếu không nhẫn nại, bạn sẽ rất dễ bị căng thẳng trước những áp lực của
công việc, trước những kết quả không phải lúc nào cũng xảy ra như mong
muốn. Bạn lại càng dễ trở thành “nhanh nhẩu đoảng”, một trong những
điểm nguy hiểm nhất với nghề marketing.
Tuy nhiên, tính tự tin trong marketing không đồng nghĩa với việc bạn
độc đoán, luôn cho mình là đúng, bỏ qua những ý kiến của người khác.
Bởi vậy, ngay từ bây giờ, bạn hãy học cách lắng nghe, và lắng nghe có
tự chủ, có phân tích, sàng lọc.
Một trong những khu vực nhạy cảm nhất, biến đổi nhiều nhất là thị trường. Bạn phải thích ứng với nó thôi.
Để biết mình nên làm cái gì và làm như thế nào, bạn cần phải trao đổi
và tiếp nhận thông tin, từ thị trường, từ khách hàng và từ các đối tác
khác nhau v.v... với sự nhiệt thành.
Bạn sẽ là người tiên phong trong nhiều ngành kinh doanh, nhiều hoạt
động thị trường và hoàn toàn có khả năng thu được những kết quả to lớn.
Bạn hãy luôn nhớ rằng những phẩm chất trên có thể rèn luyện và bồi dưỡng qua thời gian cùng sự nỗ lực của bạn. Hãy đến với nghề Marketing nếu bạn say mê kinh doanh.
3 nghề “ra tiền” nhất Việt Nam
những nghề đa dạng hóa cao, gặp gỡ nhiều người và đa tính cách. Có 3
nghề được coi là thú vị và dễ kiếm tiền nhất Việt Nam hiện nay, thử
tham khảo nhé!
Hành chính văn phòng
Có công ty nào là không có văn phòng? Tại VN, với trên 200.000 doanh
nghiệp, trung bình mỗi văn phòng có 2 nhân viên hành chính, sơ sơ đã có
tới 400.000 nhân viên hành chính. Ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hành
chính kiêm nhiệm một phần nhân sự, thực hiện các công việc về quy trình
hoạt động doanh nghiệp, thông báo tuyển dụng, chuẩn bị công tác, tài
liệu họp, văn phòng phẩm, thủ tục chế độ chính sách đãi ngộ,…
“Một nhân viên hành chính nhân sự thực sự là một vị trí khó tìm kiếm
bởi yêu cầu về tính cách cá nhân của vị trí này, sao cho dễ hòa đồng,
nhẹ nhàng và đặc biệt là sự hiểu biết đa dạng nhiều lĩnh vực…” - ông
Geoff Jones, ĐH Oxford, cho biết.
Mức lương trung bình cho vị trí này ở công ty trong nước từ 2-3
triệu đồng/tháng và 300-450 USD/tháng ở công ty nước ngoài. Đa phần
những người làm hành chính nhân sự đều tốt nghiệp những ngành xã hội.
Vị trí giám đốc nhân sự lương thậm chí từ 1.000-2500 USD/tháng.
Kỹ năng của nhà quản trị văn phòng:
Thương thuyết tốt: Không phải lúc nào lãnh đạo và nhân viên cũng
nghĩ như nhau và bạn phải dung hòa được điểm này để cả bộ máy vận hành
trơn tru.
Bạn phải giao tiếp với nhiều loại người, đa tính cách. Thiếu kỹ năng
giao tiếp, bạn không thể diễn đạt và truyền tải thông điệp giữa các bộ
phận 1 cách chính xác.
Bạn sẽ đại diện cho công ty trong các dịch vụ như thuê khách sạn
nghỉ mát cho nhân viên, thuê dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng máy văn phòng.
Vì vậy, bạn không nên coi nhẹ những thông tin, sự kiện không liên quan
đến nghề của mình.
Marketing
Nếu bạn gõ từ “tuyển nhân viên marketing” trên Google.com, bạn sẽ
nhận được khoảng 150.000 kết quả từ các trang tuyển dụng hay các công
ty đang tuyển bị trí này. Marketing là một nghề có tính đa dạng cao do
thị trường thay đổi liên tục và sự cạnh tranh ngày càng nhiều, đối thủ
ngày càng mạnh, gia tăng về chiều sâu dịch vụ sản phẩm. Do vậy, doanh
nghiệp cần có một la bàn thị trường - đó chính là nghề marketing.
Bạn thử tưởng tượng xem, có công ty nào bán hàng hóa, dịch vụ mà lại không cần tiếp xúc với thị trường.
Hiện ở VN chỉ có một số ít trường Đại học có đào tạo marketing hoàn
chỉnh như ĐH Kinh tế Quốc dân, Viện Marketing TPHCM,… Điều đặc biệt ở
ngành này là một Giám đốc Marketing rất dễ trở thành nhà quản trị ,
ngược lại, nhà quản trị không dễ trở thành một nhà marketing giỏi.
Lê Trung Thành, phó tổng giám đốc Pepsi VN là một trong những người
marketing giỏi nhất VN với mức lương 6.000 USD/tháng. Theo ông Huỳnh
Minh Quân, giám đốc Công ty Nhân Việt, việc tuyển dụng những nhân tài
trong ngành này vẫn còn nhiều khó khăn. Lương một nhân viên marketing
tầm tầm ở các công ty nhỏ cũng từ 3 triệu đồng/tháng trở lên. Còn nhân
viên giỏi thì thu nhập có thể tính bằng nghìn đô, tùy năng lực.
Những yếu tố cần có của người làm marketing:
Suy luận logic: Khi hiểu biết đa dạng nhiều lĩnh vực, bạn cần có khả
năng suy luận tốt để tưởng tượng ra chuỗi sự kiện sắp tiến hành và các
bạn phải luôn luôn sẵn sàng trả lời câu hỏi “Nếu làm hành động X thì
hiện tượng Y hay Z sẽ xảy ra, nếu Y thì sao và Z thì sao, phương án đề
phòng cho mỗi loại?”. Suy luận và suy luận, đó là bệnh nghề nghiệp của
dân marketing.
Hiểu biết rộng: Marketing là nghề đa dạng về hình thái và liên quan
đến mọi giới và lứa tuổi, mỗi giới và lứa tuổi có các thói quen về thị
trường khác nhau. Vậy muốn “hoa tiêu” công ty bạn tới nơi có thể bán
được hàng phù hợp với đa số dân cư ở một vùng nhất định, bạn phải hiểu
họ như văn hóa, hành vi, thói quen… Làm nghề này, ở bất cứ đâu có tin
tức hay, bạn hãy ghi vào một quyển sổ nhé.
Tài tổ chức: Chiến dịch marketing, phương hướng hành động của một
đơn vị xuất phát từ một vài ý tưởng marketing đắt giá, chúng sẽ chẳng
đáng 1 xu nếu bạn không biết triển khai và tổ chức hay nói khác đi là
phân chia nhiệm vụ cụ thể cho từng người. “Ai làm gì, thế nào, chi phí
bao nhiêu…?” luôn là câu hỏi thường trực trong đầu người quản trị
marketing.
Bác sĩ
“Trong vòng 4 năm trở lại đây, bác sĩ nhi khoa ở tuyến huyện hầu như
không có chứ đừng nói đến tuyến xã”. Đó là nhận định của ông Nguyễn Văn
Lộc, phó giám đốc bệnh viện Nhi TƯ.
Tỷ lệ các bệnh về răng miệng ở VN cao nhất thế giới, chiếm khoảng
90% dân số. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi phút 8 người thiệt mạng
trên toàn thế giới vì hút thuốc lá. Tổ chức này dự báo, đến năm 2030,
khoảng 10 triệu người chết hàng năm do khói thuốc lá gây nên. Tỷ lệ
nhiễm giun đũa cũng rất cao, có thể đến 80-90% dân số, nhất là trẻ em…
Vô số bệnh đang đe dọa con người nhưng bác sĩ lại quá ít.
Tất nhiên ngoài chuyên môn giỏi ra còn cần một chút thương hiệu. Nếu
có đủ hai yếu tố đó, ở bất cứ chỗ nào bạn cũng có thể sống ung dung
thoải mái với nghề bác sĩ. Bạn cũng nên biết rằng bác sĩ cũng là một
nghề có thu nhập cao nhất trên thế giới. Ở VN, một bác sĩ trình độ
chuyên môn trung bình có thể thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng.
Phẩm chất cần có của một bác sĩ:
Dám chịu trách nhiệm: Chúng ta không phải là một cỗ máy vô tri vô
giác, khi hỏng có thể vứt bỏ. Mỗi 1 hành động sai của bác sĩ có thể
cướp đi một sinh mạng hoặc để lại di chứng suốt đời cho bệnh nhân. Vì
vậy, một bác sĩ tốt rất cần có tinh thần trách nhiệm cao.
Có thói quen đọc tài liệu chuyên ngành: Dược và các sản phẩm ngành
dược ra đời liên tục, thay tên, thêm bớt thành phần; các ứng dụng kỹ
thuật mới như nội soi lazer, phác đồ điều trị mới, kết quả nghiên cứu
mới… Đọc nhiều sẽ giúp bác sĩ luôn theo kịp tốc độ phát triển của ngành
và không lạc hậu trong nghề nghiệp.
(Manager – Oxford English Vietnam)
Thế giới học đường
4 nghề “đỉnh” nhất Việt Nam
![]() |
Những nghề hái ra tiền. |
1. Nghề quản trị (CEO - Chief Excutive Officer)
Vai
trò của nhà quản trị là định ra các mục tiêu, tổ chức, động viên,
khuyến khích và truyền đạt thông tin, đánh giá hiệu quả và phát triển
con người. Đóng góp “duy nhất” của nhà quản trị với doanh nghiệp là tầm
nhìn chiến lược. Đây là vị trí mà cá doanh nghiệp “khát khao” nhất
nhưng đồng thời cũng là vị trí khó tuyển dụng nhất.
Hiện
nay, cả nước có khoảng gần 200.000 doanh nghiệp. Nếu mỗi doanh nghiệp
cần tối thiểu khoảng 6 CEO có nghĩa là VN đang cần gấp 1,2 triệu CEO.
Và trên thực tế, con số này cao hơn rất nhiều lần. Theo
Vietnamworks.com, khó khăn lớn nhất của thị trường lao động vẫn là mảng
nhân sự cấp cao.
2. Quản lý tài chính (CFO - Chief Financial Officer)
Được
mệnh danh là cánh tay phải của các CEO, CFO đóng vai trò như một bác sĩ
chuyên “khám bệnh”, “kê đơn” và “bốc thuốc” về tài chính doanh nghiệp.
Tuy nhiên, hiện nay con số CFO người VN thực sự chỉ đếm trên đầu ngón
tay.
Theo
ông Hòa An, Giám đốc Công ty Phát triển nhân lực AQL, thì một CFO không
chỉ phải tốt nghiệp đại học hay cao học mà còn phải có kinh nghiệm được
quốc tế công nhận. Đặc biệt, một trong những yếu tố không thể thiếu của
CFO là đầu óc phân tích, khả năng đọc số liệu nhạy bén, khả năng làm
việc trên hệ thống và khả năng kinh doanh để hỗ trợ giám đốc.
3. Quản lý nhân sự (HRM - Human Resource Managament)
Làm
thế nào để các nhân viên làm việc hăng hái và chăm chỉ hơn? Làm thế nào
để tuyển dụng đúng người cần thiết cho một vị trí? Hay khó hơn nữa là
đề ra các kế hoạch về nhân sự của công ty hoặc doanh nghiệp trong vòng
5 năm tới? Tất cả những câu hỏi đó đều có thể trả lời không quá khó
khăn nếu doanh nghiệp có một HRM chuyên nghiệp.
Cũng
giống như CEO, HRM đóng vai trò hỗ trợ và cố vấn cho các CEO nhưng là
trong lĩnh vực con người. Và nếu như CFO được mệnh danh là cánh tay
phải thì HRM chính là cánh tay trái của CEO. HRM thậm chí còn khan hiếm
hơn CFO vì ở VN hiện chưa có trường lớp nào đào tạo về lĩnh vực này.
4. Marketing
Nếu
thiếu bộ phận này, không hiểu doanh nghiệp sẽ bán hàng như thế nào.
Trong xu thế ngày nay, Marketing đã trở thành một trung tâm thông tin
của CEO, với nhiệm vụ thu thập, phân tích, theo dõi, kiểm soát các hoạt
động bán hàng hóa, sản phẩm dịch vụ.
Đây
thực sự là “la bàn” của doanh nghiệp trong các quyết sách về sản xuất,
bán hàng và nắm vững thông tin về thị trường cũng như kìm hãm các đối
thủ cạnh tranh ở tầm chiến lược và chiến thuật. Ngoài ta, quảng cáo và
thiết lập kênh phân phối cũng là một nhiệm vụ quan trọng của nghề Marketing.
Có
thể nói, nếu CEO là cái đầu, CFO và HRM là hai cánh tay thì Marketing
chính là đôi chân. Thiếu đôi chân này, doanh nghiệp sẽ đi lại thế nào?
Hiện nay, Marketing luôn là một trong những nghề “hot” nhất trên các
trang tuyển dụng.
Quang Tùng - Giám đốc Oxford VN
(Thế Giới Học Đường)
10 lý do ngăn cản bạn làm giàu
bạn vẫn nghĩ lý do duy nhất khiến bạn không trở thành tỉ phú vì bạn
không kiếm được nhiều tiền. Nhưng thực tế, đối với hầu hết mọi người,
thu nhập không phải là lý do chính quyết định họ có trở thành tỉ phú
hay không. Cách sử dụng đồng tiền trong cuộc sống hằng ngày mới là
nguyên nhân chính. Và có đến 10 lý do ngăn cản con đường làm giàu của
bạn đấy!
![]() |
1. Quá quan tâm đến suy nghĩ của hàng xóm.
Nhà hàng xóm mới sắm cái ti vi LCD vài chục triệu, thế là bạn cũng lùng
sục bàn với chồng, nhất định cuối tuần phải rước cái LCD về đặt ở phòng
khách? Sai lầm. Nếu bạn đang cạnh tranh với họ xem ai nhiều của cải
hơn, bạn đang phí tiền mua những thứ xa xỉ thay vì nên tích trữ và tự
làm giàu cho chính mình.
2. Không đủ kiên nhẫn.
Hãy cảnh giác với những chiếc thẻ tín dụng. Chúng ra đời giúp bạn chi
tiêu nhiều hơn số tiền thực có. Nhưng nếu bạn dùng thẻ tín dụng chỉ vì
không thể chờ đến khi đủ tiền mua sắm, bạn đang làm giàu cho người khác
và tự “chôn” mình dưới hố nợ.
3. Những thói quen xấu.
Shopping, ăn tiêu xa xỉ, hút thuốc, uống rượu, mê đánh bạc... là những
thói quen xấu làm thâm thủng ngân sách. Mức độ “tàn phá” của những thói
quen tai hại này luôn vượt xa chi phí trước mắt. Như hút thuốc chẳng
hạn, một điếu thuốc ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của bạn và kéo
theo là sự sụt giảm khả năng kiếm tiền. Hay như “căn bệnh” nghiền
shopping của giới chị em, chất một đống đồ trong tủ cho thoả cơn
nghiền, không những làm hao ngân sách mà còn tốn thời gian cho những kế
hoạch và mục tiêu làm giàu của bạn.
4. Không có mục tiêu sống.
Nếu không có mục tiêu làm giàu, bạn sẽ không có cơ hội làm giàu. Làm
giàu không đơn giản là chỉ suy nghĩ hoặc nói to: “Tôi muốn thành tỉ
phú”. Bạn nên dành chút thời gian để lên kế hoạch đầu tư hằng năm cũng
như phương hướng thực hiện những dự tính của mình.
“Thống |
5. Chưa chuẩn bị tốt.
Những chuyện tồi tệ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Nếu chưa chuẩn bị cho
những tình huống xấu nhất bằng cách mua bảo hiểm thích hợp, sự giàu có
bạn dày công xây dựng có thể đội nón ra đi.
6. Quá nóng vội.
Sự giàu có không từ trên trời rơi xuống. Đừng nghĩ rằng trúng số là
điều dễ xảy ra! Thống kê cho thấy nguy cơ bị sét đánh cao gấp nhiều lần
cơ hội trúng số. Tham vọng làm giàu nhanh chóng có thể đẩy bạn vào tình
huống ngược lại!
7. Dựa dẫm người khác.
Không ít người cho rằng mình ít kiến thức về đầu tư nên luôn nghe theo
chỉ dẫn của người khác. Đó là một sai lầm nghiêm trọng. Ai cũng muốn
kiếm thật nhiều tiền và kế hoạch họ vạch ra cho bạn có thể mang lợi cho
họ nhiều hơn. Bạn có thể tham khảo những lời khuyên, những ý tưởng mới
nhưng hãy là người quyết định cuối cùng việc đầu tư của chính mình!
8. Đứng núi này trông núi nọ.
Nghe người khác kể chuyện họ đầu tư kiếm được nhiều tiền, bạn lập tức
lao theo. Nên nhớ rằng họ đầu tư thành công vì họ hiểu rõ lĩnh vực ấy
và biết cách đầu tư hiệu quả. Quăng tiền vào những nơi mà chính bạn
không hiểu làm thế nào để kiếm tiền thì cũng như quăng tiền ra cửa sổ.
9/ Luôn e sợ
Bạn sợ rủi ro nên khư
khư giữ tiền trong ngân hàng. Nhưng đừng quên rằng đồng tiền mất giá
từng ngày, lạm phát chỉ có tăng chứ không bao giờ giảm. Sợ mất tiền có
thể khiến bạn nghèo đi trông thấy.
10/ Bỏ lơ tài chính
Một sai lầm rất phổ biến
là tự cho mình đã kiếm đủ và tài chính sẽ tự sinh sôi. Làm giàu phải
được vạch kế hoạch cụ thể và không xảy ra một cách thần kỳ với bất cứ
ai.
Tống Ngọc Linh (tổng hợp)
Theo SGTT
Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2007
Laptop, Wi-Fi không giúp nhân viên bớt ngồi lì ở văn phòng
Lee Seung Hwa vừa bỏ việc vì cô thường phải ngồi hàng
giờ ở văn phòng đến tối khuya. "Công ti không cho nhân viên truy cập
vào mạng nội bộ từ ngoài", cô than thở. "Tôi có thể làm tất cả khi ở
nhà nhưng giám đốc nghĩ tôi chỉ làm việc khi ở cơ quan".
Còn Masanori Goto, nhân viên PR của hãng điện thoại
DoCoMo, thường ngồi trong căn nhà tại Mĩ để liên lạc với đồng nghiệp
Nhật Bản cách đó 14 múi giờ. Nhưng trở lại quê hương sau 7 năm xa cách,
anh phải ở lại văn phòng tới tận đêm vì ông chủ ở đây không cung cấp
laptop cho nhân viên làm việc. "Điều đó làm tôi bị sốc", anh bày tỏ.
Hiện nay, các quốc gia như Nhật Bản và Hàn Quốc có
công nghệ băng thông vào hạng hàng đầu thế giới. Mạng không dây đều
theo chuẩn hiện đại, cho phép người sử dụng lướt web trên điện thoại và
thiết bị cầm tay một cách nhanh chóng, dù họ ở quán cà phê, trên tàu
điện ngầm hay đường cao tốc. Tuy nhiên, xét đến việc áp dụng công nghệ
này, Mĩ tỏ ra nhanh nhẹn hơn.
Nếu làm một phép so sánh trong một không gian nhỏ như
khoang tàu điện chở nhân viên từ ngoại thành vào trung tâm làm việc, có
thể thấy người Mĩ bận rộn với thiết bị gửi e-mail BlackBerry hay Treo,
trong khi người Nhật/Hàn Quốc chơi game, xem video hoặc gửi hình Hello
Kitty cho bạn bè.
Mô hình làm việc ở các nước châu Á thường nặng về
tính "cộng đồng", theo đó, nhân viên e ngại về nhà trước sếp và họ
thường phải loanh quanh đâu đó để đồng nghiệp khác nghĩ rằng họ đang
"sát cánh" giải quyết công việc. "Đánh giá công việc ở đây vẫn nghiêng
về vấn đề thời gian chứ không phải nhiệm vụ hoàn thành", Cho Bum Coo,
chuyên gia tại hãng tư vấn doanh nghiệp Accenture (Hàn Quốc), nhận xét.
Ngay cả các hãng công nghệ lớn cũng "xích" chặt nhân
viên vào văn phòng. Ví dụ: Canon và Samsung nhấn mạnh mối liên lạc trực
tiếp giữa các cá nhân hiệu quả hơn nhiều so với e-mail. Họ sợ để nhân
viên làm việc ở nhà vì các thông tin nhạy cảm dễ bị rò rỉ. Canon phát
hành một cuốn nội qui dày 33 trang, trong đó có câu chuyện về một nhân
viên đánh mất máy tính có dữ liệu quan trọng của công ti. Do đó, nếu
muốn hoàn thành khối lượng việc cần làm, nhiều người phải coi "văn
phòng là nhà". "Trong từ điển của tôi không có từ cân bằng công việc và
cuộc sống", một giám đốc của Samsung than thở.
Tuy nhiên, một thế hệ giám đốc trẻ đã thay đổi cách
nghĩ. Kim Yoon Hee, 35 tuổi, đã bỏ việc ở một công ti lớn cách đây 7
năm. "Giờ tôi chỉ đến văn phòng vào thứ 3 và thứ 5 để báo cáo", Kim cho
biết. "Các cuộc gọi đều chuyển thẳng vào laptop để tôi có thể làm việc
ở nhà và trông con nhỏ vào buổi tối".
Chi nhánh IBM tại Hàn Quốc cũng trang bị máy tính
xách tay cho 2.600 nhân viên của mình để họ chủ động làm việc ở mọi
nơi. "Điều này giúp giảm diện tích văn phòng và tiết kiệm được 2,3
triệu USD/năm", đại diện hãng cho biết.
T.H. (theo Business Week)
Doanh nghiệp hưởng lợi khi nhân viên làm việc qua mạng
Phân tích 46 nghiên cứu về làm việc từ xa, các nhà khoa
học nhận thấy laptop, Internet đã giúp nâng cao hiệu suất hoạt động của
các công ty vì nhân viên không mất thời gian sửa sang quần áo, trang
điểm, loay hoay trong tình trạng kẹt xe...
"Khi các cá nhân sắp xếp công việc ngoài văn phòng,
họ sẽ có trách nhiệm hơn để hoàn thành", Tiến sĩ Ravi Gajendran tại đại
học Pensylvania (Mỹ), cho biết. "Xã hội sẽ bớt đi nhiều áp lực nhờ loại
hình này như kẹt xe vào giờ cao điểm, ô nhiễm môi trường..."
Các khảo sát được tiến hành trên 12.833 người Mỹ chọn
loại hình làm việc ngoài văn phòng. Cách làm việc từ xa trở thành xu
hướng tại nước này từ năm 2000. Năm 2006 có 45 triệu người theo mô hình
này, tăng 4 triệu so với 2003. Gajendran tin rằng con số sẽ tăng thêm
khi băng thông rộng phát triển hơn nữa, nhất là Internet di động như
Wi-Fi, WiMax hay 3G, 4G.
Mặc dù một số công ty và lãnh đạo e ngại làm việc từ
xa có thể kìm hãm triển vọng thăng tiến hay mối quan hệ giữa các nhân
viên, các nhà nghiên cứu không thấy điều này. "Xa lạ hay không là do
cách chúng ta liên lạc với nhau. Trò chuyện trực tuyến qua webcam, hội
thảo video, điện thoại... là phương tiện hữu ích để duy trì quan hệ",
Gajendran giải thích. "Ngoài ra, sự gắn kết về mặt công việc sẽ giúp họ
gần gũi. Nếu không có mối liên hệ này thì nhiều người có mặt ở cơ quan
cũng ít khi trò chuyện với nhau".
Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2007
Top 10 phần mềm được download nhiều nhất trong 10 năm nay
1. ICQ:
Đây là chương trình chát trực tuyến đầu tiên ra đời vào năm 1997. Tuy bây giờ ICQ đã bị qua mặt bởi Yahoo Messenger ở Châu Á, MSN ở Châu Âu và AOL Messenger ở Châu Mỹ nhưng ít ai, nhất là thế hệ 9x, biết ICQ đã từng thống trị cả thế giới trong một khoảng thời gian khá dài.
2. Winamp:
Có lẽ bỏ thời gian để giải thích về chương trình này sẽ bị cho là lẩm cẩm. Winamp đã quá phổ biến, song hành cùng với sự phát triển của chuẩn nén nhạc mp3.
3. Napster:
Thêm một “khủng long” nữa đối với thế hệ 9x. Napster, viết bởi Shawn Fanning, sinh viên trường đại học Northwestern của Mỹ, là chương trình phát tán nhạc đầu tiên trên thế giới. Nó giúp người truy cập mạng liên kết máy tính với nhau để chia sẻ tập tin. Nếu không có Napster, chuẩn
mp3 có thể đã tuyệt vong. Napster cũng là phần mềm đầu tiên bị kiện bởi Hiệp hội sản xuất nhạc của Mỹ, bị đóng cửa, và hồi sinh vài năm sau đó, thúc đẩy sự ra đời của một loạt những chương trình chia sẻ tập tin P2P hiện đại, như Emule, Edonkey, Bittorrent, DC++ và Kazaa.
4. Firefox:
Ngược lại với những chương trình mang tính chất “khai phá” ở trên, Firefox là đàn em sinh sau đẻ muộn. Là trình duyệt ra đời khi Internet Explorer của Microsoft đã chiếm lĩnh hơn 95% thị phần vào năm 2003, Firefox, đứa con cưng của phong trào “Mã nguồn mở”, với những tính năng
ưu việt như nhẹ, an toàn, tiện ích hữu dụng, đã giảm thị phần của IE xuống còn xấp xỉ 80%.
5. Winzip:
Tiện ích nén tập tin. Ngày nay, hầu như khó có máy tính có kết nối mạng internet nào mà không có cài đặt Winzip. Với khả năng thu nhỏ tập tin mà không bỏ mất thông tin, Winzip giúp giảm thiểu thời gian truyền tải thông tin giữa máy tính với nhau.
6. ITunes:
Có lẽ còn tương đối xa lạ đối với các bạn ở Việt
7. Adware:
Chương trình chống quảng cáo rác. Ai xài internet thì cũng biết sự khó chịu mỗi khi gặp các chương trình quảng cáo rác popup ở các website nên sự phổ biến của Adware không có gì là khó hiểu.
8. Skype:
Skype đã chứng tỏ cho mọi người thấy nếu thông tin có thể được truyền tải qua mạng internet thì tiếng nói cũng được vậy. Một chương trình siêu việt hơn hẳn so với những chương trình khác như Yahoo Voice,…
9. Realplayer:
Sự ra đời của RealPlayer 1.0 năm 1995 cũng đánh dấu sự bắt đầu của một hình thức radio mới, radio trực tuyến. Ngày nay, dù RealPlayer không còn được sử dụng rộng rãi như trước nữa vì, nó vẫn còn chiếm một thị phần khá lớn, nhất là ở quốc gia đông dân nhất trái đất, Trung Quốc.
10. Adobe Acrobat:
Chương trình xuất bản trực tuyến. AA giúp người viết gửi đi tác phẩm mình một cách nhanh chóng qua mạng internet mà không phải lo lắng về fông chữ, lề lối bị thay đổi ỏ máy người nhận.
Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2007
Gỡ bỏ Windows Messenger trong Windows XP Pro/Home
Microsoft không muốn cho người dung gỡ bỏ Windows Messenger nên họ không cho hiện tuỳ chọn về chương trình này trong Add/Remove Windows Components.
Để có thể gỡ bỏ chương trình này bằng Add/Remove Program, hãy làm như sau:
- Dùng Notepad mở file Sysoc.inf trong thư mục Windows/Inf.
- Xoá chữ HIDE trong dòng msmsgs=msgrocm.dll,OcEntry,msmsgs.inf,HIDE,7.
- Lưu lại file Sysoc.inf.
- Bây giờ vào Add/Remove Windows Components bạn sẽ thấy xuất hiện tuỳ chọn cho tháo gỡ hay cài đặt Windows Messenger.